Giỏ hàng

Thủ Tục Cưới Hỏi Miền Trung Đầy Đủ Gồm Những Gì?

07/09/2021
Tin tức

[Đầy Đủ A – Z] Thủ tục cưới hỏi Miền Trung Gồm Những Gì? Dù ở bất kì miền nào thì thủ tục cưới hỏi luôn là nghi thức vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Thiệp cưới Sala sẽ chỉ cho bạn thủ tục cưới hỏi đầy đủ và chi tiết tại miền Trung nhé!

NỘI DUNG BÀI VIẾT

    Thủ tục cưới hỏi ở miền Trung hiện nay

    Trước kia, thủ tục cưới hỏi miền Trung sẽ tốn nhiều thời gian hơn vì có đến 6 bước. Một lần cưới có thể kéo dài đến 3 năm thì nay việc tổ chức đám cưới diễn ra nhanh và ít những nghi thức hơn.

    Truyền thống văn hóa cung đình Huế một phần đã ảnh hưởng đến thủ tục đám cưới hỏi ở miền Trung. Vậy nên văn hóa đám cưới ở đây cũng cầu kỳ, đầy tinh tế và mang đậm nét cung đình Việt Nam..

    Cung đình Huế

    Mặc dù những nghi thức cầu kỳ, phức tạp được cắt giảm những vẫn phải giữ được những nét truyền thống. Hiện nay, người miền Trung phần lớn làm đám cưới chỉ còn 3 nghi thức cơ bản là: lễ dạm ngõ, lễ hỏi và lễ cưới. Thậm chí nếu điều kiện không cho phép, người ta cũng gộp lễ hỏi và lễ cưới chung.

    Những lễ trong phong tục cưới hỏi miền Trung

    Lễ dạm ngõ

    Lễ dạm ngõ miền Trung

    Lễ dạm ngõ là nghi lễ đơn giản và tốn ít thời gian nhất trong thủ tục đám cưới hỏi tại miền Trung. Đây là lễ mở đầu cho việc nhà gái cho phép chú rể được qua lại với cô dâu. Theo phong tục cưới hỏi của miền Trung, lễ dạm ngõ sẽ được tổ chức khi cô dâu và chú rể đã có đủ tình yêu và xác định làm đám cưới.

    Đây cũng là lễ cho hai bên gia đình lần đầu gặp mặt. Việc gặp mặt này hai gia đình sẽ trao đổi và thống nhất để đưa ra ngày lành, tháng tốt để cử hành hôn lễ cho hai con cháu của gia đình hai bên trong nhà. 

    Nhà trai khi đi dạm ngõ sẽ phải mang theo lễ vật sang nhà gái, tuy nhiên không cần quá rườm rà. Trong đó nhất định phải có một chai rượu và khay trầu cau. 

    Về số người tham dự lễ dạm ngõ thì không cần quá đông người. Nhà trai nên chọn những người thân với chú rể như ông bà, bố mẹ và anh chị em. Còn với những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt thì người đi cùng có thể là một người có tiếng nói trong dòng họ. 

    >>> Xem thêm: In thiệp cưới giá rẻ màu kem.

    Lễ ăn hỏi

    Tráp ăn hỏi miền Trung

    Lễ ăn hỏi là nghi thức thứ hai trong việc tổ chức lễ cưới hỏi ở miền Trung. Người miền Trung không quá đặt nặng vật chất nhưng họ rất tôn trọng lễ nghi. Vì vậy nên những đồ lễ không cần phải quá đắt đỏ mà nên phù hợp với điều kiện nhưng những nghi thức diễn ra phải chuẩn mực và nghiêm túc. 

    Lễ ăn hỏi được tổ chức theo ngày giờ đẹp mà hai gia đình đã thống nhất từ trước. Đúng đến ngày đến giờ, nhà trai sẽ tiến hành sang nhà gái để tổ chức lễ ăn hỏi.

    Thứ tự người bước vào nhà gái cũng được quy định một cách rõ ràng. Đi đầu đoàn nhà trai sẽ là trưởng đoàn dẫn lễ, theo sau là những người cao tuổi và có tiếng nói trong họ. Đi cuối sẽ là chú rể và những nam thanh niên bê tráp cưới.

    Đoàn nhà trai bước vào thì bố mẹ cô dâu sẽ đón cô dâu ra để thực hiện những nghi thức tiếp theo trong đám cưới. Các nghi thức sẽ là: Trao nhận tráp cưới, nghe đại diện nhà trai và nhà gái phát biểu. Sau đó, nhà gái sẽ đặt một phần lễ vật lên bàn thờ gia tiên để thông báo cho gia tiên rằng hai con cháu của mình sẽ về chung một nhà.

    Sau khi đã hoàn thành hết những lễ nghi kể trên, cô dâu chú rể sẽ đi rót trà và mang bánh mời khách. Khi đoàn nhà trai ra về, nhà gái sẽ chia lại một phần bánh, quà trong mâm lễ cho nhà trai, gọi là lại quả. 

    >>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ chụp ảnh cưới đẹp tại TP.HCM.

    Lễ cưới

    Lễ cưới ở miền Trung cũng diễn ra theo đúng giờ mà hai bên gia đình đã thống nhất từ trước. Vào ngày cưới, nhà trai đến trước cổng nhà gái thì trưởng đoàn sẽ cho một người mang lễ vật vào đồng thời xin trình giờ làm lễ.

    Nếu nhà gái có bàn thờ gia tiên, đại diện nhà trai nên lưu ý để mang theo một đôi chân nến có màu hồng để gắn lên chân nên có sẵn ở bàn thờ gia tiên nhà gái.

    Khi đến giờ đẹp, nhà trai sẽ tiến vào nhà để thực hiện lễ xin dâu. Khi chú rể được gia đình nhà gái chấp nhận thì chú rể và cô dâu cầm tay lên xe và về lại nhà trai. Khi cô dâu về nhà trai, cả nhà cô dâu sẽ đi theo cùng cô dâu về nhà chồng.

    Lễ cưới miền trung

    Tại nhà trai, lễ nhận dâu mới cũng không quá phức tạp và cầu kỳ. Dưới sự chủ trì của chủ hôn, cô dâu chú rể tiến hành làm lễ và nghe cha mẹ chồng dạy bảo. Tiếp sau đó là cô dâu chú rể bê trà và nước mời khách.

    Kết thúc buổi lễ, cô dâu sẽ bê mâm đựng trầu cau và thuốc lá để tiễn đoàn nhà gái sẽ ra về. Lúc này, người nhà gái có thể lấy trầu cau hoặc thuốc và bỏ vào khay cô dâu bê tiền lẻ từ 1.000 vnđ đến 50.000vnd với ý nghĩa cầu may. 

    Sau 3 ngày từ lễ cưới, vợ chồng mới sẽ về thăm lại nhà cô dâu (Lễ lại mặt). 

    Thiệp cưới Sala mong rằng những chia sẻ về đám cưới ở miền Trung của mình đã phần nào giúp ích được cho bạn và gia đình.




    Thiệp cưới màu đỏ truyền thống P57

    2,700đ 3,500đ
    Lượt xem: 3090

    Thiệp cưới màu hồng P86

    2,700đ 2,800đ
    Lượt xem: 2243

    Thiệp cưới màu đỏ truyền thống 2332

    4,500đ 5,500đ
    Lượt xem: 350

    Thiệp cưới sang trọng 2203

    5,000đ
    Lượt xem: 636

    Thiệp cưới 2229

    4,000đ
    Lượt xem: 1315

    Thiệp cưới màu kem P1159

    2,700đ 3,000đ
    Lượt xem: 905
    Chia sẻ

    Bài viết liên quan