Giỏ hàng

Gợi Ý Bạn Cách Viết Phong Bì Phúng Viếng Đúng Lễ Nghĩa Nhất

06/09/2021
Tin tức

Hướng dẫn cách viết phong bì phúng viếng đúng lễ nghĩa nhất. Việc có người mất là điều không ai trong chúng ta mong muốn tuy nhiên đó là điều không thể tránh khỏi. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách viết phong bì phúng viếng sao cho đúng với lễ nghĩa nhất!

NỘI DUNG BÀI VIẾT

    Khi nào cần viết phong bì phúng viếng

    Phong bì phúng viếng là phong bì bên trong có tiền được người đến kính viếng mang đến đặt lên trên bàn thờ người đã khuất. Nó thường sẽ vào những ngày như ngày mất, ngày giỗ, 49 ngày,..

    Đây là phong tục của người Việt Nam, nó từ xa xưa đã được coi là một hình thức trả nợ nghĩa, đạo lý cho người đã khuất, và người sống sẽ giúp họ ra đi thanh thản và không còn nuối tiếc ở trần gian.

    Khi nào cần viết phong bì phúng viếng 

    Lưu ý khi chọn phong bì phúng viếng

    Việc chọn lựa phong bì phúng viếng là quan trọng hơn so với việc bạn sẽ viết gì ở trên phong bì, vì mọi người sẽ nhìn thấy kiểu dáng của phong bì trước khi nhìn bạn viết gì ở trên phong bì.

    Bạn nên chọn lựa màu sắc đơn giản như trắng, đen hoặc các mẫu phong bì thư trên thị trường có rất nhiều để cho bạn chọn. Bạn nên lưu ý không chọn phong bì phúng viếng có màu đỏ, không chọn bao lì xì để sử dụng làm phong bì phúng viếng vì màu đỏ là màu không nên xuất hiện ở đám tang. 

    >>> Xem thêm: Những sản phẩm thiệp cưới màu trắng.

    Mẫu viết phong bì đám tang

    Cách viết phong bì phúng viếng

    Do phúng việc là công việc quan trọng và đòi hỏi độ chính xác cao, không được để xảy ra những sai sót không đáng có nên việc viết phong bì phúng viếng là vô cùng quan trọng. Ở đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn viết theo mẫu của phong bì thư do đây là lựa chọn được nhiều người sử dụng để làm phong bì phúng viếng nhất.

    Bạn có thể tham khảo những cách viết phong bì phúng viếng ở dưới đây:

    Cách viết phong bì thông dụng

    - Người gửi: ___ (Ghi đầy đủ họ tên những người đi phúng viếng, không viết tắt).

    - Người nhận: Kính viếng ___ (Ông/bà/bác/chú/cô Tên đầy đủ người đã khuất, không viết tắt).

    Ngoài ra, bạn có thể ghi thêm những cụm từ biểu lộ lòng thương cảm với người đã ra đi như: Vô cùng thương tiếc, Kính điếu, Xin chia buồn cùng gia đình, Thành kính phân ưu,..

    Cách viết phong bì của con cháu, người thân của người đã mất

    - Người gửi: Con/Cháu/Anh/Chị/Bác/Cô/Chú ___ ( Mối quan hệ trong họ hàng. Ghi đầy đủ họ tên những người đi phúng viếng, không viết tắt).

    - Người nhận: Kính viếng ___ (Ông/Bà/Bác/Chú/Cô/Cháu Tên đầy đủ người đã khuất, không viết tắt).

    Cách viết phong bì đám tang

    Cách viết phong bì của công ty đối với với đã mất

    Đối với những công ty quá đông người thường sẽ để một vài người đại diện để đi phúng viếng, nếu bạn là người đại diện của công ty bạn có thể viết như sau:

    - Người gửi: Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên công ty ____ (Ghi đầy đủ tên công ty, không viết tắt).

    - Người nhận: Kính viếng hương hồn ___ (Tên đầy đủ người đã khuất, không viết tắt). Hoặc có thể ghi đơn giản là: Vô cùng thương tiếc, Kính điếu, Xin chia buồn,...  

    Cách viết phong bì của gia đình thông gia với người đã mất

    - Người gửi: Gia đình thông gia của Ông Bà ____ ( Không viết tắt).

    - Người nhận: Xin chia buồn, Kính điếu, Vô cùng thương tiếc, Kính điếu,...

    Cách viết phong bì của bạn bè đối với với đã mất

    - Người gửi: Bạn bè của ____ ( Ghi đầy đủ họ tên người đi viếng, không viết tắt). Hoặc là: Tập thể lớp ___ ( Ghi đầy đủ tên lớp học cùng người đã mất)

    - Người nhân: Ông/Bà/Bạn ___ ( Tên đầy đủ người đã khuất, không viết tắt). Hoặc là: Xin chia buồn, Kính điếu, Vô cùng thương tiếc, Kính điếu.

    >>> Xem thêm: Nghi thức cưới nhà thờ.

    Một số lưu ý khi đi dự đám tang hoặc đám giỗ

    Lưu ý khi đi dự đám tang

    Như đã nói ở trên việc đến đám tang, đám giỗ luôn yêu cầu sự chỉnh chu và không được để xảy ra những sai sót không đáng có, vậy nên bạn không chỉ cần chú trọng tới cách ghi phong bì phúng viếng mà  khi bạn tới tham dự đám tang cũng cần một số lưu ý như sau:

    - Về cách ăn mặc: Bạn nên chọn những trang phục tối màu, đơn giản. Không mặc những trang phục màu mè, diêm dúa, thiếu vải sẽ gây những sự phản cảm cho người đi viếng.

    - Về cách cư xử, thái độ: Bạn nên giữ tác phong lịch sự, trang nghiêm, từ tốn và giữ thái độ đúng mực. Không nên nói to và trêu ghẹo người xung quanh.

    - Về cách vái lạy người đã khuất: Theo phong tục người Việt từ xưa cho đến nay, nếu người nằm trong quan tài thì bạn lạy 2 lạy và 2 vái. Còn nếu người mất đã được an táng thì lạy 4 lạy và 3 vái.

    - Về người đi cùng: Bạn không nên cho bà bầu, trẻ nhỏ và người mới bị chó cắn đến đám tang. Ngoại trừ trường hợp họ là những người thân trong gia đình người đã khuất.

    Chúng tôi hy vọng đã phần nào giúp ích được cho bạn trong việc chuẩn bị đi viếng đám tang một cách trang trọng và đầy đủ nhất. Mong rằng những chia sẻ vừa rồi sẽ có ích đối với bạn.

    Thiệp cưới màu đỏ truyền thống P26

    2,700đ 3,500đ
    Lượt xem: 3554

    THIỆP CƯỚI MÀU HỒNG P409

    2,700đ 3,700đ
    Lượt xem: 564

    Thiệp cưới màu xanh ngọc 2333

    3,700đ 4,500đ
    Lượt xem: 562

    Thiệp cưới truyền thống màu đỏ P1057

    2,500đ 3,000đ
    Lượt xem: 848

    Thiệp cưới màu vàng SL 34

    2,500đ 3,500đ
    Lượt xem: 1035

    Thiệp cưới màu xanh A79

    2,700đ 3,500đ
    Lượt xem: 1273

    Thiệp cưới màu kem P400

    2,700đ 3,000đ
    Lượt xem: 1456
    Chia sẻ

    Bài viết liên quan